Tác giả :

Phần I: Công đoàn ngày ấy

Năm 1976, sau khi tiếp quản trường, đội ngũ cán bộ viên chức (CBVC) trường từ nhiều trường, nợi tụ họp về, mọi người còn ngỡ ngàng với nếp sống sinh hoạt tổ chức mới. Tên gọi còn có thể xa lạ với một số người, thời đó ở miền Nam các liên đoàn chỉ có ở các cấp trên, các cơ sở trường Đại học không hình thành tổ chức này. Trước tình hình đó, Công đoàn (CĐ) cấp trên đã quyết định thành lập CĐ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua 36 năm phát triển thăng trầm của nhà trường, CĐ có những bước tiến tương xứng phù hợp và ngày càng vững chắc.

Trong 36 năm phát triển, 15 lần đại hội, 9 lần thay thế người đứng đầu. Trước tiên phải kế đến thầy Trần Thanh Hải là người thư ký đầu tiên (trước đây tất cả người đứng đầu Ban chấp hành của CĐ đều gọi là thư ký, đến năm 1988, thư ký CĐ được đổi thành Chủ tịch CĐ, toàn bộ hệ thống chức danh từ Trung ương đến cơ sở đều được gọi là Chủ tịch CĐ). Tiếp đến các Chủ tịch CĐ như thầy Nguyễn Dư Xứng, thầy Lê Đăng Hoành (1988 – 1992 ), thầy Dương Tôn Đảm (1992 – 1995), thầy Bùi Văn Học (1995 – 2011), cô Nguyễn Thị Phương Hoa (2011 cho đến nay).

Hoạt động CĐ trước ngày đổi mới

Nói đến CĐ, người ta thường nghĩ đến cụm từ “Chăm lo đời sống”, “Quan tâm chăm sóc”, “Lắng nghe nguyện vọng tâm tư của CĐ viên”… những ai đã từng sống và làm việc tại trường trong thập niên 70, 80 chắc chắn không thể quên được hình ảnh tất bật của thư ký CĐ. Trong CĐ có Ban đời sống, người trưởng ban cũng vất vả không kém thư ký. Thư ký cùng với BCH thường xuyên chăm lo từ những tương, cà ,gạo, muối… cho đến sổ hộ khẩu cho từng đoàn viên. Có những người đứng xếp hàng cả ngày ở Công ty Lương thực để chờ đến lượt mua gạo cho CĐ viên ở đơn vị mình. Mua được gạo là phải nghĩ đến cân đo, đong đếm, chia chác sao cho thật công bằng, sao cho thật hợp lý. Đâu chỉ có gạo, thời đó còn có bobo, mì, nui, bột sắn, thay gạo. Việc phân chia vật chất đó càng khó khăn hơn gấp bội. Thời đó, lương thực, thực phẩm và tất cả hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh đều phân phối hàng dọc từ trên xuống dưới.

Phần II: Hoạt động công đoàn trong những năm đổi mới

Vẫn là hoạt động CĐ nhưng hoạt động thời kỳ đổi mới có những nét khác biệt. Thời kỳ đổi mới, nhu cầu của con người không chỉ có vật chất mà còn còn nhiều đòi hỏi khác. Không chỉ bó hẹp trong đơn vị mà mở rộng giao lưu ra ngoài đơn vị; không chỉ trong nước mà còn giao lưu ngoài nước. Trong những năm đổi mới, hoạt động CĐ đã có những bước khởi sắc có thể đánh gia khái quát những hoạt động sau đây:

Một là: CĐ với công tác tuyên truyền giáo dục. Vẫn là chức năng giáo dục giúp đỡ CĐ viên, tuy nhiên việc giáo dục bây giờ có khác. Việc giáo dục đường lối nghị quết của Đảng làm thường xuyên và liên tục. Về hình thức cũng có nhiều đổi mới. CĐ đã tổ chức nhiều cuộc thi, như thi tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, thi tìm hiểu về tư Tưởng Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và CĐ Việt Nam, học tập và làm teo tấm gương của Bác, thi tìm hiểu về các lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ… đã thu hút hàng trăm lượt đoàn viên tham gia.

CĐ đã chủ động tổ chức các hoạt động tham gia, mang tính chất giáo dục cao, như tổ chức cho hàng trăm lượt đoàn viên CĐ thăm Côn Đảo – một di tích lịch sử đặc biệt tố cáo các chế độ thực dân đế quốc; thăm nhà tù Sơn La, nơi giam giữ hàng trăm tù nhân là Cộng Sản và nhiều cấp bậc Cách mạng tiền bối như Tô Hiệu, Trường Chinh; phối hợp với các đoàn thể khác nhau trong trường tổ chức 3 chuyến hành quân về nguồn: Tham quan chiến trường Điện Biên Phủ nhân diệp 40 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã phần nào giải đáp được câu hỏi “Tại sao chúng ta thắng đế quốc Pháp?”; tổ chức 3 chuyến thăm đường Trường Sơn để lấy hào khí ngày xưa đánh Mỹ. Cũng cần nói thêm rằng, trong số gần 800 đoàn viên, thì có gần 60 người đã từ quân ngũ về công tác tại trường. Số anh chị em này được đi thăm lại chiến trường xưa rất xúc động. Tổ chức một số đoàn tham gia Nghĩa trang Trường Sơn và các di tích lịch sử miền Trung… đều mang ý nghĩa sâu sắc về giáo dục cán bộ đoàn viên.

Hai là: CĐ với công tác đời sống. CĐ thực sự đã quan tâm đến đời sống vật chất của CB đoàn viên. CĐ thực sự có tiếng nói là đại diện trong phân phối mọi quyền lợi của CBVC tạo cho mọi người yên tâm, phấn khởi. CĐ đã phát huy được vai trò trong hội đồng của Nhà trường, các hoạt động kinh tế của Nhà trường được công khai. Các chính sách của Nhà trường ban hành có gắn với quyền lợi CBVC đều được Nhà trường chủ động phối hợp bởi BCH CĐ do đó tạo được sự đồng thuận cao trong toàn trường.

Từ phát động công trình kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường, CĐ trường và các CĐ bộ phận đã tạo dấu ấn. Đầu tiên là Công trình khu học tập ngoài trời cho Sinh viên (SV) nằm giữa khu C và khu D, khu tự học sau Hội trường, từ đó lan tỏa khắp trường bằng các công trình của các CĐ bộ phận với những dãy bàn ghế đá dưới bóng cây rợp mát, mạng wifi miễn phí, tạo ra một không gian học tập, nghỉ ngơi giữa giờ học cho dành cho SV, từ đó góp phần tạo ra bức tranh toàn thể về ngôi trường Sư phạm Kỹ thuật : Xanh – Sạch – Đẹp.

Bắt đầu từ năm 1996, hằng trăm lượt CBVC được tham quan nghỉ ngơi. CĐ đã tổ chức 13 chuyến đi tham quan các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, thủ đô Hà Nội… Đặc biệt tổ chức cho mấy anh chị em quê ở miền Nam nước ta ra viếng lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều anh chị em đã xúc động sau khi về đã xúc động kể lại những sự quan tâm của CĐ mà họ đã từng chứng kiến. Không chỉ tổ chức tham quan trong nước, CĐ đã chủ động đề xuất với Nhà trường tạo điều kiện cho CBVC tham quan ngước ngoài. Mỗi năm một chuyến đi với trung bình 15 người/chuyến, anh chị em được tham quan các nước trong khu vực châu Á, tạo mọi điều kiện cho CĐ viên được mở mang tầm nhìn, cách đánh giá, cách tiếp cận với các nước tiên tiến.

Ba là: CĐ với công tác văn hóa, văn nghệ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong trường được CĐ duy trì thường xuyên, liên tục, có nề nếp, có tác dụng. CĐ đã tổ chức nhiều hội thi, hội thao, hỗi diễn được nhiều cán bộ đoàn viên hưởng ứng. Tiếng hát của các đoàn viên bay cao bay xa, bay xa không chỉ ở trong trường mà đã giao lưu với các trường khu vực, giao lưu với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ, tạo nên hình ảnh cô giáo, thầy giáo giáo vừa trẻ trung, vừa duyên dáng, vừa có sức lôi cuốn hấp dẫn. Hoạt động thể dục thể thao cũng là một thế mạnh của CĐ trường. Chỉ tính trong 18 năm qua đã tổ chức hơn 30 lần hội thao giúp mọi người đoàn kết gắn bó, bền bỉ, dẻo dai, tăng cường thể lực và tinh thần phấn khởi để thi đua dạy tốt và học tốt. CĐ đã tổ chức nhiều lần thi đấu giao hữu với nhiều trường Đại học và các đơn vị bạn trong và ngoài Tp. Hồ Chí Minh.

Bốn là: CĐ với công tác quản lý. CĐ cùng Nhà trường trong công việc quản lý công tác chuyên môn. Đây là lĩnh vực rất khó. Làm gì, làm như thế nào? Là điều trăn trở lớn nhất của người đứng đầu CĐ. BCH CĐ đã xác định rằng, động viên CBVC hoàn thành chức trách của mình trong công tác giảng dạy, trong công tác học tập đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của CĐ tham gia cùng chính quyền. CĐ đã chủ động phối hợp với chính quyền tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để bàn về vấn đề dạy và học, về việc nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý khoa học. Đó là minh chứng cho sự tham gia của CĐ trường. Có thể nói rằng, trong 18 năm qua, Nhà trường có bước phát triển nhiều mặt về công tác chuyên môn, trong đó có sự đóng góp của CĐ trường.

Năm là: CĐ với công tác xã hội. Nói đến hoạt động CĐ là nói đến hoạt động về xã hội, vì vậy hầu như các hoạt động xã hội trong trường đều giao cho CĐ đảm trách. CĐ trường đã hưởng ứng mạnh mẽ như: phong trào xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa và chăm sóc Mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An…; phong trào góp đá xây Trường Sa.

Hưởng ứng phong trào “Trường giúp trường” trong những năm qua, bằng công tác vận động, CĐ đã xây dựng 4 nhà công vụ cho giáo viên tại các tỉnh như: Lâm Đồng, Đak Nông, Cần Thơ, Bến Tre với kinh phí lên gần 200 triệu đồng; giúp đỡ các trường tiểu học ở Tây Ninh, Lâm Đồng, Bến Tre với kinh phí hàng trăm triệu đồng. Trong những năm qua, CĐ đã có các cuộc vận động giúp đỡ đồng bào lũ lụt ờ miền Bắc, miền Trung và miền Tây Nam Bộ với tinh thần tự nguyện. Toàn bộ kinh phí đều vận động từ sự đóng góp hết sức thân ái và chân thành từ CBVC của Nhà trường. Ngoài ra còn có một số hoạt động khác mang tính xã hội cao như giúp đỡ các cháu bị chất độc màu da cam, giúp đỡ các cháu mồ côi, không nơi nương tựa, người già tàn tật, khing phí hàng năm lên tới vài chục triệu đồng.

Sáu là:  CĐ với công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Sự quan tâm của CĐ tới các hoạt động cho thế hệ tương lai. Hàng năm, vào dịp 1/6, Tết Trung Thu và tổng kết năm học, CĐ đã dành ra nguồn kinh phí nhất định để biểu dương khen thưởng cho các cháu đạt thành tích xuất sắc trong học tập, là “con ngoan”, “ trò giỏi” là con của CBVC với kinh phí từ 35 đến 40 triệu đồng.

Tóm lại, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường, đặc biệt trong gần 30 năm đổi mới, hoạt động của CĐ trường đã  ngày càng đi vào chiều sâu có nhiều hình thức phong phú hấp dẫn, vận động mời gọi được nhiều người cùng tham gia, tạo nên những động lực, những sức hút làm cho tập thể, CBVC ngày càng gắn bó, yên tâm, phấn khởi hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, xây dựng Nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh.

Một số thành tích nổi bật

Trong hoạt động, CĐ trường đã nhận được nhiều phần thưởng quý giá của Đảng và Nhà nước: Huân chương Lao động Hạng III (2000), Huân chương Lao động Hạng II (2005) do Chủ tịch nước trao tặng, liên tục là CĐ cơ sở vững mạnh, xuất sắc; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, CĐ giáo dục Việt Nam và Liên đoàn Lao động Tp> Hồ Chí Minh tặng 15 cờ thưởng và nhiều bằng khen cho tập thể, bằng khen CĐ cơ sở đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động CNVCLĐ hưởng ứng tham gia phong trào “Lao động sáng tạo” và hội thi sáng tạo kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh năm 2008.

Chỉ tính trong năm (1996 – 2012) đã có gần 100 lượt các cán bộ đoàn viên được tằng Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn Lao động Tp. Hồ Chí Minh. Những phần thưởng trên đây cũng phần nào nói lên công sức, kết quả hoạt động của CĐ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.

Phần III: Mục tiêu, chương trình hành động trong những năm trước mắt

Trong những năm tới, hoạt động của Nhà trường vơ bản thay đổi về chất. Nhà trường đã có những quyết sách, có những chiến lược phát triển cho đến 2015, 2020. Đó là những mục tiêu lớn mà CĐ có trách nhiệm phối hợp vận động CBVC để thực hiện bằng được. Để hoàn thành sứ mạng đó, CĐ đề ra 4 chương trình hành động sau đây:

  • Chương trình 1: Nâng cao năng lực, trình độ nghề nghiệp, đạo đức của đội ngũ CBVC, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơ bản của Nhà trường.

-     Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho mọi ĐVCĐ nhận rõ vai trò trách nhiệm của nhà giáo, CBVC.

-    CĐ cùng Đảng bộ và Nhà trường xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, CBVC đúng chuẩn, có tay nghề tương ứng; riêng cán bộ giảng dạy phấn đấu đến 2015 đạt trên 70% có trình độ trên đại học, trong đó có 10% tiến sĩ.

-     Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, CBVC am hiểu thông tin nghiệp vụ.

-    Xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBVC có lương tâm, trách nhiệm với nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo.

  • Chương trình 2: Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của ĐVCĐ, tạo nên động lực để nâng cao hiệu quả công tác.

-    Tham gia công tác quản lý có hiểu quả cùng Nhà trường, phát huy thế mạnh trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học; từ đó nâng cao thu thập thực tế cho từ chính công sức và nghề nghiệp của nhà giáo.

-    Tham gia, đề xuất để thực hiện tốt nhất các chế độ, chính sách của Nhà nước, Nhà trường.

-    Phấn đấu giữ vững và tăng thu nhập thực tế hàng năm cho giáo viên, công nhận viên.

  • Chương trình 3: Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong trường.

-      Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua: “Dạy tốt – học tốt – phục vụ tốt”.

-     Biến phong trào thi đua thành động lực để xây dựng từng con người và tập thể, làm cho tập thể ngày càng vững mạnh.

  • Chương trình 4: Tích cực xây dựng tổ chức CĐ và tham gia xây dựng Đảng.

-    Đổi mới phương thức, phương pháp vận động sao cho hiểu quả để mọi người yêu mến, gắn bó và có tâm huyết xây dựng tổ chức CĐ.

-    Xây dựng CĐ trường vững danh hiệu Công đoàn cơ sở xuất sắc, 100% CĐ đạt bộ phận danh hiệu vững mạnh, trong đó có trên 50% CĐ cơ sở đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc.

-     Phấn đấu kết nạp 100% CBVC vào CĐ.

-    Tích cực tuyên truyền vận động để làm tốt công tác phát triển Đảng. Phấn đấu mỗi năm kết nạp 20 -25 ĐVCĐ vào Đảng. Tích cực xây dựng Đảng bộ, để Đảng bộ luôn giữ vững danh hiệu Đảng bộ vững mạnh xuất sắc.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM
Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84.28) 37 221 223 - Số nội bộ: 8230
E-mail: khcn@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 554

Tổng truy cập:554